Science for Economics.

Giải thích tác động của hệ số trong dạng hàm log
Cover Image for Giải thích tác động của hệ số trong dạng hàm log
Nguyễn Hữu Kiên
Nguyễn Hữu Kiên
Ngày viết:
STATA

Cách giải thích dạng hàm log

Hôm nay, đội ngũ SciEco gửi tới các bạn bài viết về cách diễn giải hệ số hồi quy với dạng hàm log. Trong hàm log-log, cả biến đầu vào và biến phụ thuộc đều được lấy logarit tự nhiên. Do đó, tác động của hệ số góc β1\beta_1 trong hàm log-log sẽ thay đổi như sau:
- Nếu β1\beta_1 > 1: Khi giá trị của biến đầu vào X tăng lên, giá trị của biến phụ thuộc Y tăng với tốc độ nhanh hơn theo hàm mũ.
- Nếu 0 < β1\beta_1< 1: Khi giá trị của biến đầu vào X tăng lên, giá trị của biến phụ thuộc Y tăng với tốc độ chậm hơn theo hàm mũ.
- Nếu β1\beta_1 < 0 : Khi giá trị của biến đầu vào X tăng lên, giá trị của biến phụ thuộc Y giảm theo hàm mũ

Như vậy hàm log-log thường được sử dụng khi muốn phân tích tác động của biến đầu vào lên biến phụ thuộc theo cách tỷ lệ. Trong khi đó, hàm lin-lin thường được sử dụng khi muốn xem xét tác động của biến đầu vào lên biến phụ thuộc theo cách tuyến tính.

Dạng hàm lin-lin:

Y=β0+β1X+εY=\beta_0+\beta_{1}X+\varepsilon

\Rightarrow Khi X tăng 1 đơn vị thì Y tăng β1\beta_1 đơn vị

Dạng hàm log-log:

log(Y)=β0+β1log(X)+εlog(Y)=\beta_0+\beta_{1}log(X)+\varepsilon

\Rightarrow Khi log(X)log(X) tăng 1 đơn vị thì log(Y) tăng β1\beta_1 đơn vị

\Rightarrow Khi log(X)log(X) tăng log(1.01)log(1.01) đơn vị thì log(Y)log(Y) tăng β1×log(1.01)\beta_1\times log(1.01) đơn vị

Biến đổi:

log(X)+log(1.01)=log(X×1.01)log(X)+log(1.01)=log(X\times1.01)
log(Y)+β1log(1.01)=log(Y)+log(1.01β1)=log(Y×1.01β1)log(Y)+\beta_{1}log(1.01)=log(Y)+log(1.01^{\beta_1})=log(Y\times1.01^{\beta_1})

\Rightarrow Khi X tăng 1% thì Y tăng 1.01β11.01^{\beta_1} lần

Ví dụ: khi β1=2\beta_1=2

Khi X tăng 1% thì Y tăng 1.0121.021.01^2\approx1.02 (lần) \sim tăng 2%

Kết luận: Khi X tăng 1% thì Y tăng β1\beta_{1}%

Comments:


    Nội dung khác.